For faster navigation, this Iframe is preloading the Wikiwand page for Khối phía Đông.

Khối phía Đông

Bài này không có nguồn tham khảo nào. Mời bạn giúp cải thiện bài bằng cách bổ sung các nguồn tham khảo đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. Nếu bài được dịch từ Wikipedia ngôn ngữ khác thì bạn có thể chép nguồn tham khảo bên đó sang đây. (tháng 11/2023)
Bản đồ Khối phía đông 1948-1989
Flag of the USA Flag of the USSR

Một phần của một loạt bài về
Chiến tranh Lạnh

Những nguyên nhân của cuộc Chiến tranh Lạnh
Thế chiến II
Các hội nghị thời chiến
Khối phía Đông
Bức màn sắt
Chiến tranh Lạnh (1947-1953)
Chiến tranh Lạnh (1953-1962)
Chiến tranh Lạnh (1962-1979)
Chiến tranh Lạnh (1979-1985)
Chiến tranh Lạnh (1985-1991)

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, thuật ngữ Khối phía Đông (hay còn được gọi là Khối Xô Viết, Khối Cộng sản hoặc Khối Xã hội chủ nghĩa) đã được dùng để chỉ Liên Xô và các đồng minh của mình ở TrungĐông Âu (Bulgaria, Tiệp Khắc, Đông Đức, Hungary, Ba Lan, România và - đến đầu thập niên 1960 - Albania).

Tên gọi "Khối phía đông" cũng đã được sử dụng để gọi chung tên của các quốc gia thành viên của Hiệp ước Warszawa (một liên minh quân sự do Liên Xô lãnh đạo) hoặc của tổ chức Comecon (Hội đồng Tương trợ Kinh tế) (một tổ chức kinh tế quốc tế của các nhà nước cộng sản). Các đồng minh của Liên Xô bên ngoài Đông Âu như Mông Cổ và thường là Cuba, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Bắc Việt Nam) và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Bắc Triều Tiên) đôi khi được bao gồm trong Khối phía đông.

Các thuật ngữ Khối phía đông và Liên Xô đôi khi bị nhầm lẫn. Dù Liên Xô đã có nhiều ảnh hưởng kinh tế và chính trị lên các đồng minh của Khối phía đông, các quốc gia khác trong Khối phía đông chưa bao giờ là một nước cộng hòa thành viên của Liên Xô.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Nó phát sinh sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc do sự lên ngôi của đảng cộng sản và các đảng công nhân ở các quốc gia dân chủ nhân dân. Đồng thời, không phải tất cả các quốc gia trong khu vực tự xưng là xã hội chủ nghĩa là một phần của Khối Đông phương: Nam Tư đã tách khỏi Liên Xô kể từ năm 1948 (xem chủ nghĩa Liên Xô-Nam Tư) và trở thành một trong những người khởi xướng Phong trào Không liên kết và Albania rời bỏ các hiệp hội trong thập niên 1960 Khối phía Đông - CMEA và ATS (xem chủ nghĩa ly giáo Xô-Albania).

Khối phía Đông đã chấm dứt sự tồn tại của nó sau cuộc cách mạng nhung của PhápTiệp Khắc và sự thống nhất của Đức vào năm 1990. Vào ngày 1 tháng 7 năm 1991, Hiệp ước Warsaw đã bị giải tán tại một cuộc họp ở Praha, nơi đưa dòng cuối cùng dưới sự tồn tại của Khối Đông phương.

Thể chế chính trị và kinh tế

[sửa | sửa mã nguồn]

Về chính trị, chúng đều là những quốc gia xã hội chủ nghĩa được lãnh đạo bởi một đảng cầm quyền. Tất cả các nước trong khối phía Đông có nền kinh tế bao cấp. Hầu hết hoặc tất cả tài sản đều thuộc về nhà nước và giá cả được các nhà làm kế hoạch kinh tế đặt ra, chứ không do thị trường định đoạt.

Nam Tư và Albania

[sửa | sửa mã nguồn]

Nam Tư chưa bao giờ là một phần của Khối phía đông hoặc của Hiệp ước Warszawa. Mặc dù Nam Tư tuyên bố là một quốc gia cộng sản, lãnh đạo của nước này, Thống chế Tito, đã lên nắm quyền lực thông qua các nỗ lực của ông từ một cuộc kháng chiến phi đảng phái trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Do không nhờ Hồng quân Liên Xô hỗ trợ, ông không phải đồng minh thân thiết với Liên Xô. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Nam Tư tự thiết lập thành một quốc gia trung lập và là một trong những sáng lập viên của Phong trào Không liên kết.

Tương tự, chính phủ Albania theo chủ nghĩa Stalin cũng lên nắm quyền lực một cách độc lập không phải nhờ Hồng quân mà nhờ một cuộc kháng chiến trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Albania đã cắt đứt quan hệ với Liên Xô đầu thập niên 1960 do kết quả của sự chia rẽ Trung-Xô, nên Albania đã liên minh với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và lập trường chống chủ nghĩa xét lại của Trung Quốc đại lục.

Các thành viên của Khối phía Đông

[sửa | sửa mã nguồn]
Quốc gia Liên kết Ngôn ngữ chính thức
 Liên Xô Thành viên của nhóm khối phía Đông Tiếng Nga
 Bulgaria Thành viên của nhóm khối phía Đông Tiếng Bulgaria
 România Thành viên của nhóm khối phía Đông Tiếng România
 Đông Đức Thành viên của nhóm khối phía Đông Tiếng Đức
 Hungary Thành viên của nhóm khối phía Đông Tiếng Hungary
 Ba Lan Thành viên của nhóm khối phía Đông Tiếng Ba Lan
 Tiệp Khắc Thành viên của nhóm khối phía Đông Tiếng Séc, tiếng Slovak
 Albania Thành viên của nhóm khối phía Đông Tiếng Albania

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
{{bottomLinkPreText}} {{bottomLinkText}}
Khối phía Đông
Listen to this article

This browser is not supported by Wikiwand :(
Wikiwand requires a browser with modern capabilities in order to provide you with the best reading experience.
Please download and use one of the following browsers:

This article was just edited, click to reload
This article has been deleted on Wikipedia (Why?)

Back to homepage

Please click Add in the dialog above
Please click Allow in the top-left corner,
then click Install Now in the dialog
Please click Open in the download dialog,
then click Install
Please click the "Downloads" icon in the Safari toolbar, open the first download in the list,
then click Install
{{::$root.activation.text}}

Install Wikiwand

Install on Chrome Install on Firefox
Don't forget to rate us

Tell your friends about Wikiwand!

Gmail Facebook Twitter Link

Enjoying Wikiwand?

Tell your friends and spread the love:
Share on Gmail Share on Facebook Share on Twitter Share on Buffer

Our magic isn't perfect

You can help our automatic cover photo selection by reporting an unsuitable photo.

This photo is visually disturbing This photo is not a good choice

Thank you for helping!


Your input will affect cover photo selection, along with input from other users.

X

Get ready for Wikiwand 2.0 🎉! the new version arrives on September 1st! Don't want to wait?