For faster navigation, this Iframe is preloading the Wikiwand page for Nhất Cú Trí Giáo.

Nhất Cú Trí Giáo

Nhất Cú Trí Giáo (zh. 一句智教 yījù zhìjiào, ?-?) là một vị Thiền sư Trung Quốc cuối đời Minh và đầu đời Thanh, thuộc tông Tào Động đời thứ 30, là đệ tử nối pháp của Thiền sư Thục An Tịnh Chu.

Sư là người đã truyền chính pháp nhãn tạng của Tào Động tông cho Thiền sư Thông Giác Thủy Nguyệt. Sau này, Thiền sư Thông Giác trở về Việt Nam và sáng lập tông Tào Động tại miền Bắc Việt Nam.

Cơ duyên và hành trạng

[sửa | sửa mã nguồn]

Không biết sư quê quán ở đâu, năm sinh năm mất là khi nào.

Theo quyển Thiền Sư Việt Nam do Hòa thượng Thích Thanh Từ biên soạn, sư xuất gia và tham học với Thiền Sư Tịnh Chu ở núi An Kiết. Cơ duyên ngộ đạo của sư được ghi lại như sau:

Một hôm, trong giờ Tiểu tham, Sư hỏi Thiền sư Tịnh Chu: "Ngồi vững trên sóng dứt bụi bặm, là ý chỉ thế nào?"
Tịnh Chu đáp bằng bài kệ. Sư liền đảnh lễ.
Tịnh Chu hỏi: "Người hiểu được cái gì mà đảnh lễ?"
Sư thưa: "Lửa to đốt núi, một đốm tự rơi."
Tịnh Chu bảo:
"Lửa tàn tro lạnh khói hơi bặt
Gió thổi trăng trong sương mù tan.
Hãy nói khi ấy thế nào?"
Sư thưa: "Không đáp được."
Tịnh Chu bảo:
"Ngọn núi cần nhóm lửa
 Dưới mây gió thổi nhanh.
 Ý này thế nào?"
Sư đáp:
"Tiếng chuông trống hòa nhau
Nước sóng cồn theo vậy."[1]

Thiền sư Tịnh Chu thấy sư căn tính lanh lợi nên cho sư nhập chúng tu tập. Sau, sư ngộ đạo và được Thiền Sư Tịnh Chu ấn khả và truyền pháp cho sư nối Tông Tào Động.[1]

Trên bước đường hoằng pháp, sư đến trú trì tại Nhân Vương Hộ Quốc Thiền Tự ở núi Phụng Hoàng, vùng Hồ Châu, tỉnh Chiết Giang và bắt đầu xiển dương Tào Động Tông. Sư khai đường dạy chúng, đạo pháp rất tinh nghiêm. Học giả bốn phương nghe danh qui tụ về rất đông, từng có nhiều vị tăng, cư sĩ đến tham vấn. Đương thời những vị quan chức, học giả Nho giáo cũng đến tham học với sư như Thái sư Kim Khởi, Thái sử Phạm Đình Nhạc...[2][3]

Thiền sư Thông Giác Thủy Nguyệt từng cùng thị giả hành cước sang Trung Quốc cầu đạo và có duyên gặp gỡ sư, được sư chấp nhận cho tu hành. Về sau, Thông Giác đạt đạo và được sư ấn khả, cho nối pháp Tào Động Tông và cho phép về Việt Nam truyền bá Tông Tào Động. Từ Thông Giác, tông Tào Động được truyền vào miền Bắc Việt Nam lần đầu.[2][3]

Sắp tịch, sư truyền pháp cho đệ tử Thông Giác qua bài kệ:[2]

春色色草茸茸

萬宇枝條開切切

一莖楊發產重重

水浸月圓澄海底

山頭日出露巖峰

Xuân sắc sắc, thảo nhung nhung

Vạn vũ chi điều khai thiết thiết

Nhất hành dương phát sản trùng trùng

Thủy tẩm nguyệt viên trừng hải để

Sơn đầu nhật xuất lộ nham phong.

Xuân sặc sỡ, cỏ như nhung

Khắp chốn ngàn cây bông trổ gấp

Một cành dương liễu nẩy trùng trùng

Trăng chìm đáy biển nước sóng lặng

Đỉnh núi nhật lên bày chót cao.

Nói kệ xong, sư ngồi kiết già thị tịch. Đồ chúng xây tháp tôn thờ tại núi Hồ Châu.[1]

Nguồn tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Thích Thanh Từ (1999). Thiền Sư Việt Nam. tr. 217.
  2. ^ a b c “Nhất Cú Tri Giáo”. Tạng Thư Phật Học. 3 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2023.
  3. ^ a b Thích Tiến Đạt biên dịch (2015). Tào Động Tông Nam Truyền Tổ Sư Ngữ Lục. Nxb Hồng Đức. tr. 9–21.
{{bottomLinkPreText}} {{bottomLinkText}}
Nhất Cú Trí Giáo
Listen to this article

This browser is not supported by Wikiwand :(
Wikiwand requires a browser with modern capabilities in order to provide you with the best reading experience.
Please download and use one of the following browsers:

This article was just edited, click to reload
This article has been deleted on Wikipedia (Why?)

Back to homepage

Please click Add in the dialog above
Please click Allow in the top-left corner,
then click Install Now in the dialog
Please click Open in the download dialog,
then click Install
Please click the "Downloads" icon in the Safari toolbar, open the first download in the list,
then click Install
{{::$root.activation.text}}

Install Wikiwand

Install on Chrome Install on Firefox
Don't forget to rate us

Tell your friends about Wikiwand!

Gmail Facebook Twitter Link

Enjoying Wikiwand?

Tell your friends and spread the love:
Share on Gmail Share on Facebook Share on Twitter Share on Buffer

Our magic isn't perfect

You can help our automatic cover photo selection by reporting an unsuitable photo.

This photo is visually disturbing This photo is not a good choice

Thank you for helping!


Your input will affect cover photo selection, along with input from other users.

X

Get ready for Wikiwand 2.0 🎉! the new version arrives on September 1st! Don't want to wait?