For faster navigation, this Iframe is preloading the Wikiwand page for GSh-23.

GSh-23

GSh-23
LoạiAutocannon
Nơi chế tạo Liên Xô
Lược sử hoạt động
Phục vụ1965 - Nay
Sử dụng bởi
  •  Liên Xô
  •  Nga
  •  Ấn Độ
  •  Ba Lan
  •  Brazil
  •  Bulgaria
  •  Trung Quốc
  •  Iraq
  •  Pakistan
  •  Romania
  •  Serbia
  •  Việt Nam
  • Lược sử chế tạo
    Người thiết kếPhòng thiết kế chế tạo khí cụ thành phố Tula
    Năm thiết kếNhững năm 1960
    Nhà sản xuấtPhòng thiết kế chế tạo khí cụ thành phố Tula
    Các biến thểGSh-23L
    Thông số
    Khối lượng
  • GSh-23: 49,2 kg
  • GSh-23L: 50 kg
  • Chiều dài
  • GSh-23: 1387 mm
  • GSh-23L: 1537 mm
  • Độ dài nòng1000 mm

    Đạn23×115 mm AM-23
    Cỡ nòng2
    Cơ cấu hoạt độngNạp đạn bằng độ giật
    Tốc độ bắn3000-4000 viên/phút
    Sơ tốc đầu nòng680-890 m/s

    GSh-23 (ГШ-23) hay TKB-613 (ТКБ-613) (mã GRAU9-А-472) là loại autocannon hai nòng do Konstruktorskoe Buro Priborostroeniya (Конструкторское бюро приборостроения) tại Tula ở Liên Xô phát triển cho các loại máy bay quân sự và chúng đã được sử dụng với số lượng lớn. Nó đã được thông qua và đưa vào phục vụ năm 1965 thay cho pháo NR-23, các loại máy bay được trang bị loại súng này là MiG-21, MiG-23, Yak-28I, Su-7B, Su-15, Su-17, IL-76M, Tu-22M, Yak-38, An-72P, Tu-95MS, Tu-142MZ/MR, L-39ZA, Ka-25F, Ka-29, Mi-24VMMi-35M. Việc chế tạo súng được giao cho nhà máy Degtyarev.

    Thiết kế

    [sửa | sửa mã nguồn]

    GSh-23 sử dụng cơ chế nạp đạn bằng độ giật truyền động chéo giữa hai nòng súng. Mỗi nòng súng có hệ thống hấp thụ lực giật riêng của mình và chuyển động của hai nòng được đồng bộ hóa bằng một bánh răng và đòn bẩy, khi một nòng lùi lại nó sẽ tác động vào đòn bẩy và đòn bẩy sẽ đẩy thoi nạp đạn của nòng lại vào vị trí sẵn sàng khai hỏa trong khi thoi nạp đạn của chính nó lùi lại để nhả vỏ đạn cũ ra, nhận viên đạn mới chuẩn bị để được đẩy vào nòng và bắn, khi nòng thứ hai khai hỏa nó sẽ lặp lại chu kỳ này với nòng thứ nhất. Thiết kế này giúp bỏ sự cần thiết với hai lò xo lớn để đẩy hệ thống về vị trí cũ sau khi hấp thu lực giật giúp giảm trọng lượng và kích thước của hệ thống. Cũng như thiết kế hai nòng giúp súng có tốc độ bắn nhanh hơn.

    Súng được nạp đạn bởi một dây đạn duy nhất cho hai nòng có thể gắn từ bên trái hay bên phải súng, mỗi nòng súng sẽ có bánh răng xoay móc đạn từ dây đạn ra để đưa vào vị trí nạp đạn khi nòng súng di chuyển. Súng điểm hỏa bằng điện với nguồn điện 27 V. GSh-23 có thể dùng các loại đạn nổ mảnh, đạn nổ xuyên giáp, đạn xuyên giáp gây cháy...

    Biến thể

    [sửa | sửa mã nguồn]
    Một khẩu GSh-23L từng lắp đặt trên máy bay Su-22, được trưng bay tại nhà truyền thống Trung đoàn Không quân 923, Không quân Nhân dân Việt Nam. Bên cạnh là một bệ gắn tên lửa Kh-25, cũng từng được sử dụng lắp đặt trên Su-22.

    GSh-23L: Sử dụng cơ chế nạp đạn bằng khí nén thay cho độ giật và có thêm các thiết kế để giảm giật.

    Các quốc gia sử dụng

    [sửa | sửa mã nguồn]


    Liên kết ngoài

    [sửa | sửa mã nguồn]
    {{bottomLinkPreText}} {{bottomLinkText}}
    GSh-23
    Listen to this article

    This browser is not supported by Wikiwand :(
    Wikiwand requires a browser with modern capabilities in order to provide you with the best reading experience.
    Please download and use one of the following browsers:

    This article was just edited, click to reload
    This article has been deleted on Wikipedia (Why?)

    Back to homepage

    Please click Add in the dialog above
    Please click Allow in the top-left corner,
    then click Install Now in the dialog
    Please click Open in the download dialog,
    then click Install
    Please click the "Downloads" icon in the Safari toolbar, open the first download in the list,
    then click Install
    {{::$root.activation.text}}

    Install Wikiwand

    Install on Chrome Install on Firefox
    Don't forget to rate us

    Tell your friends about Wikiwand!

    Gmail Facebook Twitter Link

    Enjoying Wikiwand?

    Tell your friends and spread the love:
    Share on Gmail Share on Facebook Share on Twitter Share on Buffer

    Our magic isn't perfect

    You can help our automatic cover photo selection by reporting an unsuitable photo.

    This photo is visually disturbing This photo is not a good choice

    Thank you for helping!


    Your input will affect cover photo selection, along with input from other users.

    X

    Get ready for Wikiwand 2.0 🎉! the new version arrives on September 1st! Don't want to wait?