For faster navigation, this Iframe is preloading the Wikiwand page for Đinh Xuân Lâm.

Đinh Xuân Lâm


Đinh Xuân Lâm
Đinh Xuân Lâm đọc tham luận tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám
Sinh(1925-02-04)4 tháng 2 năm 1925
Hương Sơn, Hà Tĩnh
Mất25 tháng 1 năm 2017(2017-01-25) (91 tuổi)
Hà Nội
Quốc tịchViệt Nam
Học vịPhó giáo sư (1980)
Giáo sư (1984)
Trường lớpĐại học Tổng hợp Hà Nội
Danh hiệuNhà giáo nhân dân (1988)

Đinh Xuân Lâm (4 tháng 2 năm 192525 tháng 1 năm 2017) là một trong những người góp công đầu xây dựng Bộ môn Lịch sử cận – hiện đại Việt Nam, phó chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam khóa IV, Chủ tịch Hội đồng khoa học Trung tâm UNESCO Thông tin tư liệu lịch sử và văn hóa Việt Nam.[1] Ông là một trong "tứ trụ" của nền sử học Việt Nam (Lâm, , Tấn, Vượng).[2]

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông sinh tại xã Sơn Tân (nay là xã Tân Mỹ Hà), huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh trong một gia đình quan lại nhà Nguyễn.

Từ nhỏ ông theo song thân ra sinh sống và trưởng thành ở Thanh Hóa (cha ông là Tri huyện Yên Định), gắn bó với mảnh đất này như quê hương thứ hai của mình. Sau khi đỗ thành chung, ông học Trường Quốc học Huế và tốt nghiệp tú tài toàn phần ban Triết học văn chương. Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, ông là một trong những thầy giáo trung học đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Năm 1954, ông được chuyển thẳng lên năm thứ 2 Đại học Sư phạm Văn khoa, đồng môn với Phan Huy LêTrần Quốc Vượng. Tốt nghiệp thủ khoa xuất sắc, ông được giữ lại làm cán bộ giảng dạy Khoa Lịch sử Đại học Tổng hợp Hà Nội.[3]

Dưới sự dìu dắt của thầy Trần Văn Giàu, ông đã góp công đầu xây dựng Bộ môn Lịch sử cận – hiện đại Việt Nam. Tại đây ông đã nghiên cứu và biên soạn các giáo trình như Lịch sử Việt Nam 1897 – 1914 (1957), Hoàng Hoa Thám và phong trào nông dân Yên Thế (1958), Lịch sử Việt Nam cận đại (1959 – 1961).[3]

Giáo sư Lâm đã hướng dẫn thành công hơn 30 luận án tiến sĩ trong và ngoài nước, tác giả của hơn 200 công trình nghiên cứu khoa học.[cần dẫn nguồn]

Ông mất ngày 25 tháng 1 năm 2017 tại Hà Nội, hưởng thọ 92 tuổi.[4]

Phong tặng

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông được phong học hàm Phó giáo sư năm 1980 và Giáo sư năm 1984, ngành Sử học. Cùng với Giáo sư Nguyễn Lân, ông là một trong hai người ngành Sử đầu tiên được Nhà nước Việt Nam tôn vinh phong tặng Nhà giáo Nhân dân và được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhất.[4]

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]

Giáo sư Đinh Xuân Lâm đã viết và đứng tên hơn 370 bài báo, 7 đề tài nghiên cứu khoa học và 90 đầu sách.[3] Một số tác phẩm của ông là:

  • Bộ sách Đại cương lịch sử Việt Nam (Đinh Xuân Lâm chủ biên)
  • Chuyên đề Đặc điểm của chủ nghĩa thực dân Pháp tại Đông Dương
  • Lịch sử Việt Nam 1897 – 1914" (1957)
  • Hoàng Hoa Thám và phong trào nông dân Yên Thế (1958)
  • Lịch sử Việt Nam cận đại (1959 - 1961)
  • Văn thơ Đông Kinh nghĩa thục;
  • Danh nhân văn hoá Hồ Chí Minh
  • Lê Hồng Phong – Người cộng sản kiên cường
  • Nguyễn Văn Cừ – Nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng và Cách mạng Việt Nam;
  • Đảng Cộng sản Việt Nam – những trang sử vẻ vang;
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh về Độc lập Dân tộc và Chủ nghĩa – Xã hội;
  • Phan Bội Châu (1867 – 1940) con người và sự nghiệp/ Đinh Xuân Lâm, Nguyễn Văn Khánh, Trần Ngọc Vương. - H.: Trường ĐHKHXH & NV, 1997. - 406 tr.; 20.5 cm.
  • Làng khoa bảng Tả Thanh Oai (2013)

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Thanh Hà, Trần Minh (2021). “GS.NGND Đinh Xuân Lâm: Con người và sự nghiệp”. ussh.vnu.edu.vn. Truy cập 29 tháng 9 năm 2022.
  2. ^ Phan Huy Lê (2017). “Nhớ GS Đinh Xuân Lâm, một trong 'tứ trụ' của sử Việt”. Tuổi Trẻ Online. Truy cập 29 tháng 9 năm 2022.
  3. ^ a b c Trần Nho Thìn, Phạm Văn Hưng (2017). “Giáo sư Đinh Xuân Lâm: Bản lĩnh một sử gia”. vietnamnet.vn. Truy cập 29 tháng 9 năm 2022.
  4. ^ a b Lê Văn (2017). “Giáo sư Đinh Xuân Lâm qua đời ở tuổi 92”. vietnamnet.vn. Truy cập 29 tháng 9 năm 2022.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
{{bottomLinkPreText}} {{bottomLinkText}}
Đinh Xuân Lâm
Listen to this article

This browser is not supported by Wikiwand :(
Wikiwand requires a browser with modern capabilities in order to provide you with the best reading experience.
Please download and use one of the following browsers:

This article was just edited, click to reload
This article has been deleted on Wikipedia (Why?)

Back to homepage

Please click Add in the dialog above
Please click Allow in the top-left corner,
then click Install Now in the dialog
Please click Open in the download dialog,
then click Install
Please click the "Downloads" icon in the Safari toolbar, open the first download in the list,
then click Install
{{::$root.activation.text}}

Install Wikiwand

Install on Chrome Install on Firefox
Don't forget to rate us

Tell your friends about Wikiwand!

Gmail Facebook Twitter Link

Enjoying Wikiwand?

Tell your friends and spread the love:
Share on Gmail Share on Facebook Share on Twitter Share on Buffer

Our magic isn't perfect

You can help our automatic cover photo selection by reporting an unsuitable photo.

This photo is visually disturbing This photo is not a good choice

Thank you for helping!


Your input will affect cover photo selection, along with input from other users.

X

Get ready for Wikiwand 2.0 🎉! the new version arrives on September 1st! Don't want to wait?